Với việc tăng thuế bảo vệ môi trường mặt hàng xăng dầu lên gấp 3 lần, liệu giá xăng dầu tới đây có tăng lên rất mạnh như dự báo?
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết tăng thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với mặt hàng xăng. Điều đó khiến người tiêu dùng không khỏi lo ngại giá xăng dầu bán lẻ trong nước tăng lên.
Một doanh nghiệp xăng dầu đầu mối cho biết, dù chưa thực thi thuế BVMT thì theo tính toán của doanh nghiệp, giá cơ sở của xăng RON A92 đang cao hơn giá bán lẻ gần 800 đồng/lít.
Mức chênh lệch này đối với giá dầu điêzen là 291 đồng/lít. Giá xăng dầu kể từ kỳ điều hành gần nhất vẫn lên xuống thất thường, tuy nhiên tốc độ tăng giá vẫn mạnh hơn.
Như vậy, cộng với mức tăng thuế BVMT đối với mỗi lít xăng lên tới 3.000 đồng/lít, giá xăng dầu trong nước càng có đà tăng lên.
Trước đó, theo dự báo của Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC), dù có tăng giảm đan xen nhưng giá dầu thô đang cho thấy sự phục hồi. Theo ước tính của Bản Việt, với mức trợ giá như hiện tại, Quỹ bình ổn xăng dầu sẽ hết trong vòng 2 tháng.
Nếu giá xăng dầu tại Singapore tăng lên 86 USD/thùng, mức trợ giá sẽ phải tăng lên 5.000 đồng/lít. Do vậy, nhiều khả năng sẽ làm tăng giá xăng khi Quỹ bình ổn được sử dụng hết.
Theo TS. Lương Văn Khôi, Trưởng Ban kinh tế thế giới (Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư), mặt hàng xăng dầu hiện đang phải chịu 4 loại thuế, gồm thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.
Khi giá xăng dầu giảm mạnh, Bộ Tài chính đã nhiều lần điều chỉnh thuế nhập khẩu và hiện đã lên đến 35%. Vì vậy, nếu giá xăng dầu giảm tiếp, Bộ Tài chính sẽ điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với mặt hàng này. Tuy nhiên, thuế nhập khẩu xăng dầu cũng không thể vượt quá 40%.
Hiện xăng dầu tại Việt Nam đang chịu mức thuế giá trị gia tăng cao nhất (10%) nên khó có thể tăng thêm nữa. Vì vậy, chỉ có thể xem xét tăng thuế bảo vệ môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt.
Do điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt mất rất nhiều thời gian, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết đồng tình với đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng trước.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết tăng thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với mặt hàng xăng. Điều đó khiến người tiêu dùng không khỏi lo ngại giá xăng dầu bán lẻ trong nước tăng lên.
Một doanh nghiệp xăng dầu đầu mối cho biết, dù chưa thực thi thuế BVMT thì theo tính toán của doanh nghiệp, giá cơ sở của xăng RON A92 đang cao hơn giá bán lẻ gần 800 đồng/lít.
Mức chênh lệch này đối với giá dầu điêzen là 291 đồng/lít. Giá xăng dầu kể từ kỳ điều hành gần nhất vẫn lên xuống thất thường, tuy nhiên tốc độ tăng giá vẫn mạnh hơn.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết tăng thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với mặt hàng xăng (Ảnh minh họa: Ngọc Tuấn)
Như vậy, cộng với mức tăng thuế BVMT đối với mỗi lít xăng lên tới 3.000 đồng/lít, giá xăng dầu trong nước càng có đà tăng lên.
Trước đó, theo dự báo của Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC), dù có tăng giảm đan xen nhưng giá dầu thô đang cho thấy sự phục hồi. Theo ước tính của Bản Việt, với mức trợ giá như hiện tại, Quỹ bình ổn xăng dầu sẽ hết trong vòng 2 tháng.
Nếu giá xăng dầu tại Singapore tăng lên 86 USD/thùng, mức trợ giá sẽ phải tăng lên 5.000 đồng/lít. Do vậy, nhiều khả năng sẽ làm tăng giá xăng khi Quỹ bình ổn được sử dụng hết.
Theo TS. Lương Văn Khôi, Trưởng Ban kinh tế thế giới (Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư), mặt hàng xăng dầu hiện đang phải chịu 4 loại thuế, gồm thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.
Khi giá xăng dầu giảm mạnh, Bộ Tài chính đã nhiều lần điều chỉnh thuế nhập khẩu và hiện đã lên đến 35%. Vì vậy, nếu giá xăng dầu giảm tiếp, Bộ Tài chính sẽ điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với mặt hàng này. Tuy nhiên, thuế nhập khẩu xăng dầu cũng không thể vượt quá 40%.
Hiện xăng dầu tại Việt Nam đang chịu mức thuế giá trị gia tăng cao nhất (10%) nên khó có thể tăng thêm nữa. Vì vậy, chỉ có thể xem xét tăng thuế bảo vệ môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt.
Do điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt mất rất nhiều thời gian, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết đồng tình với đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng trước.
Theo Dân Việt