Rất nhiều NH đã và sẽ có các ông chủ mới sau những vụ M&A. Với quyết định thoái vốn ồ ạt của nhiều tập đoàn kinh tế sẽ tạo ra cơ hội mua bán thâu tóm ngân hàng mới. Nhiều đại gia mới sẽ xuất hiện trong tư cách ông chủ một NH.
Ông lớn ồ ạt thoái vốn
Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo, ngày 9/8/2013 tới, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ bán đấu giá công khai toàn bộ 25,2 triệu cổ phần ABBank theo lô lớn với giá khởi điểm là 10.000 đồng/cổ phần.
Do khối ngoại đã sử dụng hết room là 30% (Maybank giữ 20%, IFC 10% vốn điều lệ) tại ABBank, nên đợt này chỉ có các NĐT trong nước là tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân theo quy định được tham dự đấu giá.
Ngoài EVN, Vietnam Airlines cũng cho biết, sẽ thoái toàn bộ 24 triệu cổ phần tại Techcombank, tương đương tỷ lệ 2,7% vốn, thông qua việc chào bán đấu giá. Trước đó, Vietnam Airlines từng là một trong những cổ đông sáng lập của Techcombank với tỷ lệ nắm giữ ban đầu đến gần 20% vốn. Quá trình đổi chủ của ngân hàng này khiến tỷ lệ sở hữu của Vietnam Airlines giảm dần, xuống chỉ còn 2,7% kể từ cuối 2011 tới nay.
Bên cạnh hai ông lớn EVN và Vietnam Airlines, Tập đoàn Dệt May, Tập đoàn Dầu khí cũng đều cho biết sẽ đẩy mạnh việc thoái vốn khỏi các ngân hàng trong thời gian tới theo lộ trình tái cơ cấu.
Không chỉ các tập đoàn nhà nước, trong khoảng 2 năm qua, rất nhiều các đại gia trong nhiều lĩnh vực cũng đã phải rời bỏ, thoái vốn khỏi lĩnh vực ngân hàng như trong các trường hợp: Ông Đặng Thành Tâm và các cổ đông liên quan rút khỏi Navibank, WesternBank); ACB, Tín Nghĩa đã và đang thoái vốn khỏi DaiABank; Becamex thoái toàn bộ cổ phần tại Southernbank; Savico rút khỏi Ngân hàng Phương Đông... Hay như, 5 tổ chức và 1 cá nhân thoái toàn bộ vốn tại Sacombank; ACBS thoái sạch vốn đầu tư vào 6 ngân hàng; TCT Trực thăng Việt Nam đăng ký bán gần 53 triệu quyền mua cổ phiếu Ngân hàng MBB...
Quyết định thoái vốn của nhiều ông lớn khỏi lĩnh vực ngân hàng trước hết là theo chủ trương thoái vốn ngoài ngành. Bên cạnh đó, những khó khăn gần đây của các DN, của các ông lớn, cũng như nỗi sợ khủng hoảng nợ xấu và hàng loạt các vụ án kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng đã phần nào khiến các NĐT không còn mặn mà.
Tuy nhiên, có thể thấy, ngân hàng vẫn là một lĩnh vực có nhiều lợi ích tiềm ẩn. Nó giải thích vì sao trên thị trường thời gian qua chứng kiến nhiều cuộc thâu tóm ngân hàng, những vụ đổi chủ và nhiều gương mặt đại gia mới xuất hiện.
Chờ đại gia mới nhập cuộc
Trong trường hợp EVN thoái vốn khỏi ABBank, chưa biết ai là người sẽ vào thay thế. Tuy nhiên, qua thông báo bán đấu giá theo hình thức bán lô lớn (bán toàn bộ, không bán lẻ) với giá khởi điểm là 10.000 đồng/cổ phần (cao hơn giá ABBank trên thị trường OTC) có thể thấy người mua chắc hẳn phải là một NĐT trong nước lớn.
Trước đó, ĐHCĐ 2013 của Ngân hàng Đại Tín (TrustBank) đã thông qua phương án tái cơ cấu với khoảng 252 triệu cổ phiếu (tương ứng với hơn 84% vốn của ngân hàng này) sẽ được chuyển sang cho cổ đông mới. Nhiều người không hiểu ai sẽ mua nổi một lượng lớn cổ phiếu như vậy. Việc ra mắt Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (thay cho TrustBank) với sự xuất hiện của Tổng Giám đốc là Tổng thư ký Vnrea là ông Phan Thành Mai và cổ đông lớn là Thiên Thanh - một tập đoàn lớn trong lĩnh vực xây dựng đã cho thấy những thế lực chính thức chống lưng cho NH này.
Sự rút lui của ông Đặng Văn Thành và một số tổ chức tại Sacombank sau đó được thay thế bởi đại gia Trầm Bê, Ngân hàng Eximbank và một số NĐT khác.
Trước đó, thị trường tài chính Việt Nam còn chứng kiến những thương vụ đổi chủ khá rầm rộ như tại VietABank, TienPhongBank, Techcombank, MaritimeBank, GPBank.
Riêng tại Techcombank, sự thay đổi đã lên tới ít nhất 3 lần với sự chuyển giao từ ông Hoàng Quang Vinh, ông Lê Kiên Thành sang bà Nguyễn Thị Nga, và giờ đây là dưới bàn tay của ông Hồ Hùng Anh cùng sự chi phối của Tập đoàn Masan.
Việc Vietnam Airlines sẽ bán nốt hơn 24 triệu cổ phần Techcombank (tương đương 2,7%), đánh dấu sự chấm dứt tư cách cổ đông tại ngân hàng này cho dù trước đó Vietnam Airlines từng là một trong những cổ đông sáng lập với tỷ lệ nắm giữ ban đầu lớn nhất, lên đến gần 20% vốn.
Quyết định thoái vốn của các doanh nghiệp khác như Savico, ACBS... hay của các đại gia như Đặng Thành Tâm, Đặng Văn Thành... sẽ giúp các doanh nghiệp, các ông chủ này thu về được một khoản tiền lớn cơ cấu lại nợ, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình.
Hiện tượng thoái vốn khỏi ngân hàng có thể khiến cho tình hình đầu tư chéo, sở hữu loằng ngoằng, đầu tư dàn trải giảm bớt. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, thị trường có kẻ bán người mua, người thoái vốn thì có người đổ tiền vào.
Trong bối cảnh hiện nay, nhiều ngân hàng đang ngập ngụa trong nợ xấu, khó khăn, tín dụng không có đầu ra. Mặc dù vậy, nhìn về dài hạn, ngân hàng vẫn hấp dẫn không ít các đại gia. Một khi là cổ đông, đặc biệt là cổ đông lớn, doanh nghiệp sẽ có được ít nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Hiện tượng trong chán, ngoài thèm vẫn diễn ra. Nhiều doanh nghiệp vẫn đang thèm khát vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và đầu tư vào ngân hàng là một lựa chọn.
Theo Mạnh Hà
VEF
anh gai xinh, anh girl xinh, anh girl xinh chau a, anh girl xinh chau au, anh girl xinh ha noi, anh girl xinh han quoc, anh girl xinh khoa than,anh girl xinh nhat ban,anh girl xinh viet nam, clip girl xinh, gai xinh, Girl xinh, girl xinh 90, girl xinh 91, girl xinh 92, girl xinh 93, girl xinh 94,girl xinh 95,girl xinh 96, girl xinh 97, girl xinh 98, girl xinh 9x, girl xinh chau a, girl xinh chau au, girl xinh han quoc, girl xinh nhat ban, girl xinh sai gon, girl xinh viet nam, hinh anh girl xinh, hinh gai xinh, tai anh girl xinh, top girl xinh, xem anh girl xinh